I. HẬU QUẢ GẶP PHẢI KHI BÉ ĂN DẶM BỊ TÁO BÓN
Ở giai đoạn này, việc táo bón sẽ khiến cho trẻ cảm thấy bị đầy bụng dẫn tới bé không cảm thấy đói và ăn rất ít hoặc là không chịu ăn khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng.
Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bé gặp phải tình trạng thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé như: chậm tăng cân, chậm lớn đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng.
Táo bón làm trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của cả bé và mẹ.
Táo bón nếu không được điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ chuyển sang giai đoạn mãn tính, khiến bé cảm thấy đau đớn, chảy máu khi đi ngoài…
Ngoài ra, việc phân bị ứ đọng lâu ngày sẽ khiến cho đại tràng của bé dễ phình to hơn và làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ ở trẻ.
II. NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ TÁO BÓN KHI ĂN DẶM
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu thường gặp:
1. Thức ăn dặm quá đặc
Trước thời kỳ ăn dặm bé chỉ bú sữa, thức ăn dưới dạng lỏng hoàn toàn. Nên khi bắt đầu ăn dặm, loại thức ăn nạp vào cơ thể đã thay đổi đột ngột cả về dạng và chất,. Điều này làm hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi, lượng enzym mà cơ thể bé tiết ra có thể không đủ để tiêu hóa hoàn toàn lượng thức ăn nạp vào dẫn đến hiện tượng khó tiêu và táo bón ở trẻ.
2. Bé ăn thức ăn dặm với lượng quá nhiều.
Việc cho bé ăn dặm quá nhiều trong một bữa sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bé trở nên quá tải. Dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các bộ phận có nhiệm vụ đào thải chất độc trong cơ thể của bé là gan và thận. Từ đó, việc tích tụ các chất thải trong cơ thể là điều không thể tránh khỏi và bé sẽ dễ bị nhiễm độc gây ra hiện tượng nóng nhiệt hay còn gọi là nóng trong thường xuyên xảy ra ở độ tuổi này.
Tình trạng nóng nhiệt sẽ làm cho phân trong cơ thể của bé bị mất nước. Khiến cho khối phân trở nên khô cứng, khó di chuyển và sắc cạnh, gây ra tình trạng đau đớn, chảy máu khi bé đi ngoài.
3. Cơ thể thiếu nước
Mẹ thường quên bổ sung nước hằng ngày khi con chuyển sang giai đoạn ăn dặm, khiến cho cơ thể của bé bị thiếu nước. Từ đó, bé dễ có nguy cơ gặp phải tình trạng táo bón do cơ thể hấp thu nước từ phân để bù vào lượng nước còn thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày.
4. Thực đơn ăn dặm chưa hợp lý.
Thức ăn dặm quá nhiều tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ, dinh dưỡng không cân bằng giữa các nhóm chất là nguyên nhân hàng đầu làm cho các bé tập ăn dặm bị táo bón.
5. Bé bị rối loạn chuyển hóa thức ăn, hấp thu kém.
6. Bé phải sử dụng một số loại thuốc làm mất cân bằng hệ thống vi khuẩn trong cơ thể hay có tác dụng phụ gây táo bón như kháng sinh.
7. Bẩm sinh bé mắc các bệnh như: phình đại tràng, ruột dài, hẹp đường ruột…
III. CÁCH ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN KHI BÉ ĂN DẶM
Hầu hết táo bón ở trẻ là táo bón chức năng có nguyên nhân hình thành do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Vì vậy, táo bón ở trẻ trong gia đoạn ăn dặm sẽ không còn là nỗi băn khoăn, lo lắng cha mẹ có phương pháp điều trị ở nhà đúng cách.
Để giúp trẻ không bị táo bón khi ăn dặm hãy các mẹ có thể áp dụng một số giải pháp hữu hiệu sau:
1 Điều chỉnh lại chế độ ăn uống khi trẻ ăn dặm bị táo bón
+ Chia nhỏ bữa ăn cho bé: Trong mỗi bữa ăn dặm, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều:
Cần chia nhỏ các bữa ăn dặm.
Cho bé ăn thức ăn dặm xay nhuyễn và thật loãng. Sau đó sẽ tăng dần độ thô khi trẻ số tháng tuổi của bé tăng lên.
Cho bé ăn thức ăn với lượng hợp lý, vừa đủ tùy theo thể trạng và nhu cầu của từng bé.
+ Cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ.
Muốn giúp bé ăn bột không bị táo bón thì điều kiện tiên quyết đầu tiên là bạn cần cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. Đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng tỉ lệ chất đạm, tinh bột, chất xơ và chất béo.
Các mẹ có thể tham khảo thêm một số loại thực phẩm giàu chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa của bé như: Bí đỏ, cà rốt, đu đủ, rau mồng tơi, rau khoai lang, củ khoai lang…
+ Bổ sung đủ lượng nước cho bé mỗi ngày.
2. Tăng cường cho bé vận động
Bé trong giai đoạn ăn dặm thì cha mẹ cần kích thích bé vận động như: bò, tập đi. Tuy nhiên nếu bé chậm bò, chậm đi thì hãy cho con đạp chân nhiều hơn. Bố mẹ cũng có thể massage cho bé, vừa giúp bé thư giãn lại giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Từ đó, hỗ trợ diều trị hiệu quả cho trẻ ăn dặm bị táo bón.
3. Sử dụng thuốc điều trị táo bón
Các loại thuốc nhuận tràng cũng là một phương án hữu hiệu để điều trị táo bón cho bé Tuy nhiên, các mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý:
+ Chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng trong trường hợp bé bị táo bón kéo dài, mặc dù đã bổ sung đầy đủ chất xơ trong chế độ ăn của bé nhưng vẫn không khỏi.
+ Sử dụng đúng chỉ dẫn và liều lượng thuốc mà bác sĩ có chuyên môn kê cho trẻ. Không tự ý mua thuốc và tự điều trị tại nhà.
+ Không lạm dụng dùng thuốc điều trị táo bón cho trẻ trong thời gian dài vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé.
5. Kết hợp cho bé sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón có nguồn gốc tự nhiên.
Giữa muôn vàn các loại thuốc điều trị, thực phẩm chức năng hỗ trợ táo bón trên thị trường, đâu là lựa chọn hàng đầu cho trẻ ăn dặm bị táo bón. Sản phẩm nào vừa giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng táo bón vừa giải quyết triệt để tình trạng nóng nhiệt gây táo bón. Đồng thời thân thiện với sức khỏe của trẻ mà lại không cần sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Đây ắt hẳn là những thắc mắc chưa có câu giải đáp luôn quanh quẩn trong tâm trí của những mẹ khi có trẻ ăn dặm bị táo bón.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm