Sau mổ trĩ không đi cầu được là một tình trạng tương đối khó khăn của bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật điều trị. Vấn đề này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong – bên ngoài. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số thông tin liên quan đến chủ đề này để bạn đọc cùng tham khảo, từ đó cân nhắc cách xử lý tình huống hiệu quả.
Sau mổ trĩ không đi cầu được là do đâu?
Thuốc tê, thuốc giảm đau
Một số loại thuốc gây tê và thuốc giảm đau sau phẫu thuật có thể có tác dụng phụ khiến việc đi ngoài khó khăn hơn. Trên thực tế, thuốc gây tê có tác dụng ngăn được tình trạng đau đớn khi phẫu thuật, khiến các cơ vòng hay dây thần kinh tạm thời mất cảm giác. Tuy nhiên nếu như tiêm quá sâu hoặc quá liều thì có thể khiến cho những cơ bàng quang co lại, khiến không đi cầu được.
Chế độ ăn uống hậu phẫu
Uống ít nước, ăn các thực phẩm khó tiêu hóa nhiều dầu mỡ khiến người bệnh gặp phải tình trạng táo bón và tương đối khó chịu. Điều này có thể chỉ diễn ra tạm thời nhưng hoàn toàn có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy đau rát vùng hậu môn hoặc bị nặng bụng.
Ít vận động sau mổ
Ít vận động cũng là một trong số những lý do khiến sau mổ không đi cầu được. Việc bạn không chủ động đi lại hay chỉ nằm nghỉ ngơi một chỗ sau mổ khiến máu huyết trong cơ thể khó lưu thông nên việc đại tiện cũng khó khăn hơn nhiều.
Yếu tố tuổi tác
Người cao tuổi mắc bệnh trĩ sau điều trị bằng phẫu thuật cũng khó khăn trong việc đi cầu. Nguyên nhân là do lúc này cơ bụng, cơ bàng quang không còn lực để thực hiện co bóp. Đối với một số người già sở hữu tuyến tiền liệt phình to, các kích thích phẫu thuật có thể làm cho tuyến tiền liệt ứ máu, chèn ép niệu đạo khiến không đi ngoài được.
Nên khắc phục tình trạng sau mổ trĩ không đi cầu được như thế nào?
Để khắc phục vấn đề sau mổ trĩ không đi cầu được, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, thêm rau xanh và một số loại trái cây, hoa quả, ngũ cốc các loại để việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cũng kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.
Đồng thời, bệnh nhân cũng nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể nhanh chóng khôi phục trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên cũng không nên vận động quá mạnh, tạo áp lực cho cơ thể, điều này sẽ dễ làm vết phẫu thuật chảy máu. Bệnh nhân tốt nhất tránh ngồi quá lâu vì sẽ gây áp lực không đáng có cho vùng hậu môn. Nếu tình trạng đi đại tiện vẫn không diễn ra bình thường thì cần phải liên hệ trực tiếp với cơ sở điều trị để tìm ra giải pháp thích hợp hơn.
Hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc đúng cách sau khi mổ trĩ
Dưới đây là một số hướng dẫn vệ sinh cũng như chăm sóc đúng cách hậu phẫu trĩ:
- Dùng nước ấm rửa sạch vết thương vừa phẫu thuật và vùng hậu môn, bệnh nhân chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh để không làm vết mổ tổn thương và chảy máu. Có thể dùng nước đun sôi để nguội và pha thêm chút muối ăn để rửa; hoặc rửa với nước lá trầu không/lá chè đun sôi để nguội càng tốt.
- Thấm khô vết mổ và hậu môn bằng khăn mềm, không dùng giấy khô vì có thể làm ảnh hưởng đến vết thương. Có thể sử dụng các loại dung dịch như betadine 10% hoặc dung dịch xanh methylen để cải thiện vết thương, khiến nó mau lành và dễ kéo da non.
- Sử dụng băng lót cho vùng hậu môn luôn khô thoáng và sạch sẽ hơn. Tốt nhất nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để vết thương mau lành, không tự ý dùng các loại thuốc bôi vì có thể gây dị ứng vết thương.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến chủ đề sau mổ trĩ không đi cầu được mà chúng tôi đã tổng hợp. Trên thực tế, bệnh nhân vẫn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón để cải thiện tình hình, chẳng hạn như sản phẩm thuộc thương hiệu SEADOLAC. Tuy nhiên, vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chất lượng và không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Mọi chi tiết về các sản phẩm thuộc SEADOLAC, vui lòng liên hệ Hotline: 1800.9067 để được tư vấn nhanh chóng.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm