Theo các chuyên gia y tế bệnh lý táo bón thường được chia làm hai loại là:
Táo bón do tổn thương thực tể.
Táo bón chức năng.
1. Táo bón do tổn thương thực thể
Táo bón do tổn thương thực thể rất hiếm gặp (chỉ chiếm 5% tổng số trẻ táo bón) nhưng hậu quả đi kèm lại thường nặng nề hơn.
Đối với dạng này nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là cơ thể có một số tổn thương, dị tật trong hệ tiêu hóa hoặc thần kinh.
Do trực tràng và hậu bôn bị tổn thương: Hẹp hậu môn, trực tràng, hậu quả của bệnh nhiễm khuẩn vùng hậu môn trực tràng.
Do khối u trong trực tràng, đại tràng làm cản trở đường đi của phân.
Do đại tràng có một số tổn thương bẩm sinh như phình đại tràng, giãn đại tràng…
Trẻ có tổn thương ở não hoặc màng não gây rối loạn thần kinh thực vật.
Táo bón do tổn thương thực thể thường gặp ngay từ khi trẻ mới sinh, kéo dài, kèm theo những dấu hiệu chậm phát triển, còi cọc, ốm yếu và nhiều triệu chứng bất thường khác ở đường tiêu hóa.
Đối với trường hợp táo bón ở trẻ do tổn thương thực thể các bậc cha mẹ không nên tự ý điều trị mà phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có liệu pháp điều trị hợp lý.
2. Táo bón chức năng
Táo bón chức năng là dạng táo bón hết sức phổ biến ở trẻ (chiếm tới 95%), ở dạng táo bón này về cơ bản thì tình hình của trẻ không có gì nghiêm trọng (nếu điều trị kịp thời). Nguyên nhân trẻ bị táo bón dạng này đa phần là do trẻ chưa ý thức được chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện. Đó là chính là lý do tại vì sao mà trẻ em thường xuyên bị táo bón.
2.1 Nóng nhiệt trong người (nguyên nhân chính gây ra táo bón mãn tính ở trẻ nhỏ).
Như các bậc phụ huynh đều biết ở lứa tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Nên khả năng hoạt động chức năng của các bộ phận nội tạng chưa được tốt.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này các bậc phụ huynh lại thường cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm bổ dưỡng vì nghĩ điều đó tốt cho sự phát triển của trẻ mà không nghĩ tới việc bộ máy tiêu hóa của trẻ có đủ khả năng để chuyển hóa những thực phẩm dinh dưỡng đó hay không.
Việc chuyển hóa nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng làm cho bộ máy tiêu hóa của trẻ bị quá tải => Làm tăng tích tụ các chất thải độc trong cơ thể.
Việc các chất thải độc bị tích tụ trong cơ thể chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ” nóng nhiệt ” hay còn gọi là nóng trong mà ở lứa tuổi này thường xuyên gặp phải. Cơ thể trẻ khi bị nóng nhiệt sẽ dẫn tới việc làm tăng khả năng hút nước trong phân, từ đó dẫn tới khối phân trở nên khô và khó di chuyển, gây ra tình trạng đau đớn khi trẻ đi ngoài => Táo bón.
2.2 Ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân táo bón ở trẻ phổ biến nhất
Trong vấn đề ăn uống, hầu hết trẻ nhỏ có một đặc điểm chung đó là trẻ không chịu ăn rau, lý do là đặc điểm cấu tạo của lưỡi trẻ (cụ thể là số lượng núm vị giác trên lưỡi) khác với người lớn nên độ nhạy cảm với mùi vị cao hơn người lớn rất nhiều.
Trong khi đó rau-củ-quả lại là nguồn cung cấp chất xơ chính cho hệ tiêu hóa, thiếu chất xơ làm thức ăn khó tiêu hóa, phân khô cứng do không hấp thu được nước và sinh ra táo bón.
2.3 Trẻ uống thiếu nước dễ bị táo bón.
Một thói quen khá phổ biến ở trẻ nhỏ nữa đó là lười uống nước. Trẻ thường chỉ uống nước khi thực sự khát, thậm chí có một số cha mẹ còn cho trẻ uống sữa thay nước mỗi khi trẻ khát. Đây là một sai lầm lớn, cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước sẽ gây phản ứng kích thích ruột già hấp thụ triệt để lượng nước còn lại trong phân làm cho phân khô, cứng và đây chính là nguyên nhân bị táo bón ở trẻ.
2.4 Lười vận động
Dường như xã hội càng phát triển thì trẻ lại càng lười vận động. Cụ thể là cha mẹ bận rộn với cuộc sống hàng ngày và thường để trẻ ngồi một chỗ xem tivi, điện thoại, máy tính bảng… Cách giải trí này của trẻ tưởng chừng như rất “lành” vì không phải chạy nhảy mà trẻ lại chịu chơi trong một thời gian dài.
Tuy nhiên đây là một sai lầm nữa.Lười vận động làm giảm nhu động ruột, phân di chuyển chậm hơn, ứ đọng lại lâu ngày và là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em. Không những thế những trẻ lười vận động còn phải đối mặt với một số nguy cơ bệnh tật như béo phì, huyết áp, tim mạch.
2.5 Ăn nhiều các loại thức ăn dễ gây táo bón
Một trong số nguyên nhân trẻ em bị táo bón thường gặp nữa đó là đa số trẻ nhỏ đều yêu thích các món ăn như: Bánh kẹo ngọt, sô cô la, nước ngọt, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh… Tất cả những loại thực phẩm này đều là “đồng minh” của táo bón và phải hết sức hạn chế.
2.6 Do sử dụng sữa công thức
Sử dụng một loại sữa công thức không phù hợp với cơ địa của bé ( các mẹ thường gọi là sữa “nóng”) hoặc pha sữa công thức với tỷ lệ nước/sữa không đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất cũng có thể là nguyên nhân trẻ bị táo bón.
2.7 Do sử dụng thuốc kháng sinh
Một hệ đường ruột khỏe mạnh bình thường luôn có tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn cân bằng ở mức 85% lợi khuẩn và 15 hại khuẩn. Trẻ nhỏ hay ốm vặt và nhiều khi phải dùng đến thuốc kháng sinh, thuốc kháng sinh sẽ làm số lượng lợi khuẩn sụt giảm và phá vỡ sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Đây là nguyên nhân táo bón ở trẻ và cũng có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý đường ruột khác.
2.8 Do trẻ đi tiêu không đúng giờ giấc
Tại sao trẻ bị táo bón nhiều hơn người trưởng thành? Một lý do nữa là trẻ rất hay có thói quen “nhịn” đi ị. Đơn giản như: trẻ đi học sợ cô giáo hay xấu hổ với bạn bè cũng nhịn đi ngoài, trẻ sợ bẩn nhịn đi ngoài, trẻ đang mải chơi và không muốn dừng cuộc chơi của mình lại cũng nhịn đi ngoài…
Việc nhịn đi ngoài thường xuyên làm trẻ mất phản xạ tự nhiện, phân tích tụ lại lâu ngày sinh ra táo bón.
Để giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ em, ngoài việc cải thiện chế độ ăn uống sinh hoạt của trẻ. Các bậc cha mẹ nên tìm các giải pháp cải thiện cũng như giải quyết triệt để tình trạng nóng nhiệt thường xuyên diễn ra ở trẻ nhỏ để có thể giúp trẻ thoát khỏi tình trạng táo bón lau ngày không khỏi. Đồng thời có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên làm tăng nhu động ruột, giúp hỗ trợ cho bé có thể dễ dàng đẩy phân ra ngoài cơ thể. Từ đó giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh táo bón.
Seadolac có tác dụng tăng cường giữ nước và làm mềm phân.
Seadolac giúp bé đi ngoài thuận tiện hơn, giảm đau bụng, đầy bụng hiệu quả. Giúp tăng cường nhu động ruột của trẻ, tăng tiết dịch tại đại tràng giúp bé dễ dàng đi ngoài hơn khi bị táo bón.
Seadolac giải quyết triệt để tình trạng nóng nhiệt gây táo bón.
Seadolac hạn chế tối đa tình trạng nứt kẽ hậu môn hay chảy máu mỗi khi bé ngồi bô.
Seadolac hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, giảm thiểu tình trạng đầy hơi, biếng ăn ở những trẻ thường xuyên bị táo bón
Seadolac được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Đồng thời, Seadolac còn được bào chế dưới dạng cốm pha rất tiện dùng, phù hợp với nhiều đối tượng.
Bạn có thể sử dụng Seadolac như là một loại thức uống hằng ngày nhằm bảo vệ gia đình mình khỏi tình trạng táo bón.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm