Bệnh trĩ nội là tình trạng bệnh phổ biến nhưng chưa được nhiều người quan tâm. Trong đó bệnh trĩ nội rất khó nhận biết ở giai đoạn sớm, thường thì khi phát hiện bệnh đã nặng và gây nhiều đau đớn. Hãy cùng Seadolac tìm hiểu các thông tin về căn bệnh này, nguyên nhân và cách điều trị.
Tìm hiểu chung về bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là tình trạng bệnh do tĩnh mạch bên trong trực tràng bị sưng quá mức. Do ở giai đoạn nhẹ thường ít gây đau và không có dấu hiệu rõ rệt nên người bệnh khó phát hiện. Đến khi búi trĩ sưng to và sa ra ngoài hậu môn thì bệnh nhân mới có thể cảm nhận.
Búi trĩ nhỏ có thể dùng tay đẩy lên nhưng khi búi trĩ to thì người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng phức tạp. Ai cũng có thể mắc trĩ nội nhưng người ở độ tuổi trưởng thành thường có nhiều nguy cơ hơn.
Triệu chứng chính của trĩ nội
Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà trĩ nội có các dấu hiệu khác nhau. Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh trĩ nội là chảy máu. Người bệnh có thể thấy máu trong phân hoặc khi lau bằng giấy vệ sinh.
Trong một số trường hợp thì bệnh nhân cũng thấy búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện. Ở cấp độ nặng nhất búi trĩ sẽ không thể đẩy vào bằng cách thông thường. Cảm giác nóng rát, ngứa ở hậu môn, nổi các cục sưng gần hậu môn cũng là triệu chứng của bệnh trĩ nội.
Khi bệnh đã tiến triển nặng đến cấp độ 3, 4 thì búi trĩ có thể gây đau dữ dội. Cảm giác này sẽ tăng lên khi đi ngoài và ngồi.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội
Một số nguyên nhân chính dẫn đến trĩ nội:
- Do yếu tố tuổi tác: khi lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên do các mô hỗ trợ tĩnh mạch bị suy yếu.
- Do táo bón, tiêu chảy kéo dài: khi rặn quá nhiều và đi tiêu thường xuyên cũng gây nhiều áp lực lên trực tràng gây ra trĩ. Ngoài ra việc nhịn đi ngoài lâu ngày cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội.
- Nhiều phụ nữ bị trĩ khi mang thai do lúc này thai nhi tạo áp lực lên vùng hậu môn và khung chậu. Việc sinh con cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh này.
- Ngồi quá lâu một tư thế: các nhân viên văn phòng thường đối mặt với nguy cơ bệnh trĩ khá cao do ngồi yên một chỗ.
Cách điều trị dứt điểm
Để điều trị dứt điểm trĩ nội thì bệnh nhân cần thăm khám ở cơ sở y tế uy tín ngay khi có dấu hiệu. Bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị thích hợp như dùng thuốc hoặc phẫu thuật,…
- Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống bảo đảm không ngồi quá lâu và chống táo bón, tiêu chảy.
- Sử dụng các loại thuốc đặt hậu môn, kem bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thực hiện các thủ thuật như: tiêm xơ, thắt trĩ,…
- Phẫu thuật treo triệt mạch trĩ điều trị dứt điểm tình trạng trĩ nội, trĩ ngoại.
Phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội
Có thể phòng ngừa bệnh trĩ bằng các phương pháp sau:
- Tăng cường các thực phẩm chứa chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày
- Uống đủ nước mỗi ngày (2 lít với người trưởng thành)
- Không nên ngồi lâu một tư thế, nếu làm việc văn phòng thì 30 phút nên đứng dậy đi lại
- Không nhịn đại tiện hoặc ngồi bồn cầu lâu
- Không cố gắng rặn quá sức khi đi đại tiện
- Tránh tình trạng táo bón kéo dài, nếu cơ địa dễ bón hãy bổ sung các sản phẩm hỗ trợ làm mềm phân
- Tránh sử dụng các đồ uống có cồn, nước ngọt đóng chai
- Tránh các hoạt động gây áp lực lên vùng hậu môn và trực tràng.
Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh trĩ nội. Mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để có thể phát hiện bệnh sớm. Điều này sẽ giúp việc điều trĩ dễ dàng và hiệu quả cao hơn, ít tốn kém hơn. Bệnh trĩ hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nhanh chóng và ít đau đớn nếu phát hiện sớm ở cấp độ 1,2.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm